Cẩn thận với việc thuê nhà ở, nếu sai một li sẽ đi tiền triệu
Chắc bạn không muốn “méo mặt” vì không tìm hiểu tính pháp lý của BĐS, hoặc pháp nhân thực sự của chủ sở hữu trước khi giao dịch vẫn tồn tại như mặt trái của thị trường nhà cho thuê?
Đầu năm 2014, thị trường ghi nhận nét tích cực đồng đều ở giao dịch mua bán lẫn cho thuê. Mảng cho thuê bán lẻ ở Hà Nội đến nay thực sự đã vào “guồng”, với mức thanh khoản “chóng mặt”. “Rổ hàng” ngày càng đa dạng, người thuê thoải mái lựa chọn tùy theo yêu cầu và khả năng tài chính.
“Lĩnh đủ” vì thiếu hiểu biết
Chuyện thuê nhà không hợp đồng được xem là phổ biến xưa nay đối với những ai từng học tập, làm việc ở Hà Nội nhiều năm trước. Thanh toán ngay khi dọn tới ở, “chốt” công tơ điện là quy định bất thành văn ở bất cứ khu trọ tập thể nào. Mọi chuyện suôn sẻ, chủ nhà thấu hiểu cảnh khổ đi thuê thì không sao. Nhưng đa phần “ác mộng” đều xảy ra với người đi thuê (sinh viên, người lao động ngoại tỉnh) do khách thiếu hiểu biết, không cẩn trọng trong quá trình giao dịch.
Nhỏ thì tiền điện, tiền nước luôn theo giá “tùy hứng” của gia chủ. Lớn thì đủ mọi quy định ngặt nghèo về thời gian đóng, mở cửa khu, bạn bè người thân tới thăm… Đáng lo nhất, tâm thế mỗi “Thượng đế” đều sẵn sàng… ra đi bất cứ khi nào chủ nhà “trái gió, giở trời”.
Hiện tại, tìm kiếm những thông tin cụ thể, hữu ích về các sản phẩm nhà ở cho thuê không khó khăn lắm. Tuy vậy, bên cạnh những phương tiện thông tin chính thống, có cả các tờ giấy dán trên cột điện, bờ tường, thậm chí trong nhà vệ sinh công cộng, với nội dung: tìm người ở ghép; có phòng cho thuê giá rẻ bất ngờ, chung cư mini cho thuê, nhà cấp 4 tìm người thuê…
Không “vơ đũa cả nắm”, nhưng việc lọc chọn thông tin để sử dụng là cần thiết để tránh rắc rối phát sinh. Bởi đây là hình thức quen thuộc của nhiều trung tâm nhà đất chuyên kiếm tiền bằng cách lừa đảo sinh viên, những người mới sinh sống ở Hà Nội 1-2 năm (thông qua việc thu tiền dẫn khách đi xem 50 – 100.000 đồng/lần). Lời khuyên, người tìm thuê nhà hãy sử dụng các phương tiện thông tin như website, báo in để loại bỏ phần nào nguy cơ trên với nhà cho thuê.
Nỗi lo “chính chủ”
Chuyện đất đai nhà cửa vốn dĩ quen thuộc với mỗi người dân Việt từ lâu nay. Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở cũng không còn xa lạ với những người quan tâm tới địa ốc. Nhưng nhận thức của đại bộ phận khách thuê nhà vẫn chỉ dừng ở mức…”vỡ lòng”. Cộng thêm sức ép quá cần gấp nhà trọ, “Thượng đế” dễ tự đưa mình vào “bẫy”.
Các lời khuyên trên giúp bạn tránh được sai sót nhà cho thuê mà bạn không muốn vấp phải.